Trang

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Đừng tập trung trên tảng băng tan

Một trong những cuốn sách có ảnh hưởng bậc nhất đến marketing hiện đại là “22 Quy luật bất biến trong Marketing” của hai marketer kỳ cựu Al Ries và Jack Trout. Một trong những quy luật được nêu ra đó là quy luật Tập trung (The Law Of Forcus). Tuy nhiên chúng ta nhìn thấy khá nhiều thương hiệu tập trung cao độ vẫn gặp thất bại. Phải chăng, quy luật Tập trung đã sai lầm?

Quy luật Tập trung

Theo hai tác giả Al Ries và Jack Trout, quy luật tập trung sẽ góp phần tạo nên một thương hiệu mạnh. Al Ries còn củng cố quan điểm của mình bằng một trong những cuốn sách best seller trong làng marketing có tên là “Tập trung" (Focus). Trên một bài viết mới đây đăng ở tờ Advertising Age, tác giả Al Ries còn nhấn mạnh: “Trong marketing hiện đại có ba quy luật: Quy luật số 1: Tập trung. Quy luật số 2: Tập trung. Quy luật số 3: Tập trung”. Một thương hiệu khi tập trung sẽ phải trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Điều hai tác giả Al Ries và Jack Trout gợi ý là thương hiệu cần phải sở hữu một từ đáng giá của ngành hàng đó trong tâm trí khách hàng. Những thương hiệu đã thực hiện tuy luật Tập Trung một cách tuyệt hảo bao gồm Volvo sở hữu từ “an toàn” trong ngành xe hơi, Mc Donald’s sở hữu từ “nhanh” trong lĩnh vực đồ ăn nhanh và Starbucks sở hữu từ “cao cấp” trong địa hạt café phong cách. Ở thị trường trong nước, ta chứng kiến việc TH* True Milk nhanh chóng một cách ngoạn mục chiếm lĩnh từ “sạch” trong ngành hàng sữa. G7 (của Trung Nguyên) và Nescafé (của Nestlé) tranh nhau chiếm lĩnh từ “mạnh” trong lĩnh vực café hòa tan. Một thương hiệu khi đã sở hữu một từ đáng giá trong tâm trí người tiêu dùng đồng nghĩa với sự nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu sẽ được nâng cao. Đây là một điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn làm tốt hơn cả việc “sở hữu một từ đáng giá” như quy luật Tập trung đã đề cập. Những doanh nghiệp hàng đầu có thể sở hữu cả một ngành hàng. Nghĩa là tên thương hiệu đã được dùng trở thành một từ chung chỉ sản phẩm của một ngành hàng cụ thể. Một vài ví dụ: “Kleenex” được dùng như một danh từ chỉ chung cho các loại giấy ướt, “Google” thành từ chỉ hành động tìm kiếm trên mạng internet, “Xerox” được dùng thay thế cho các loại máy photo copy. Khi tên thương hiệu được dùng đại diện cho một ngành hàng, thương hiệu đó đã có được trong tay một vũ khí tối thượng trong cuộc chiến marketing. Những thương hiệu được sử dụng đại diện cho ngành hàng thường giữ vị trí chiếm lĩnh ngành hàng đó. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp hàng đầu thực sự tập trung, sẽ có rất ít cơ hội cho những kẻ bám đuổi tạo nên một cuộc lật đổ. Tuy nhiên, đó cũng là lúc những thương hiệu hàng đầu có thể gặp nguy hiểm. Điều đáng nói, nguy hiểm này không đến từ những đối thủ cạnh tranh...

Thương hiệu và ngành hàng
Những thương hiệu hàng đầu nghĩ rằng người tiêu dùng yêu thích thương hiệu và sẽ trung thành với thương hiệu. Điều này đúng, vì người tiêu dùng thực sự yêu thích thương hiệu. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó thế giới không còn iPhone, không còn Coca Cola, không còn BWV, không còn Starbuck, mà chỉ có những chiếc điện thoại, lon nước ngọt, ô tô và café? Không thương hiệu. Không cá tính. Không cảm xúc. Đó sẽ là một cú sốc văn hóa thực sự. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ mãi trung thành với thương hiệu. Người tiêu dùng có thể vẫn thích một thương hiệu nào đó, nhưng điều họ thật sự quan tâm là ngành hàng. Ngành hàng luôn đứng số một. Sau đó mới là thương hiệu, đứng ở vị trí thứ hai. Hãy thử hỏi một bà nội trợ khi bước vào siêu thị. Đầu tiên sẽ là: “Tôi đi mua dầu gội đầu”. Sau đó mới là “Dầu gội Head & Shoulder, Clear hay Rejoice”. Bạn thấy đó, thương hiệu đứng sau ngành hàng. Khách hàng cũng quan tâm đến giày cao su, bánh hamburger, pizza, máy nghe nhạc bỏ túi hơn Crocs, Mc Donald’s, Domino’s Pizza hay iPod. Đó cũng là lý do khi tên một thương hiệu được sử dụng đại diện cho một ngành hàng, thương hiệu đó luôn có một sức mạnh tối thượng. Bởi vì cuộc chiến marketing không chỉ nằm trên những sạp hàng hóa mà nằm trong tâm trí người tiêu dùng. Nghĩ đến đồ uống tăng lực? Bạn nghĩ đến Red Bull. Muốn uống nước cola? Bạn nghĩ trong đầu Coca Cola. Cần dùng khăn giấy lau mặt? Bạn nghĩ tới Kleenex. Tại thị trường nước ta, khi người ta nói "Tôi đi xe Honda", nghĩa là người ta đang đi xe máy. Thương hiệu Honda đã được sử dụng đại diện cho ngành hàng xe máy. Giày Bata từng là một thương hiệu cực mạnh và được dùng đại diện cho ngành hàng giày thể thao cho dù thương hiệu giày Bata đã biến mất trong một thời gian dài (gần đây mới xuất hiện trở lại).


Hãy xem thử một quy trình hoạt động tâm lý để thấy được sức mạnh của một thương hiệu khi tên riêng đã được dùng đại diện cho ngành hàng: Muốn tìm kiếm trên mạng, người ta nói: “google thông tin này xem sao”. Thật ngạc nhiên, người ta nói “google” trong khi đang tìm kiếm thông tin trên trang Bing. Trong trường hợp này, không có nhiều cơ hội cho Bing, kể cả Bing đã tuyên bố “Sẽ tiêu diệt Google”, kể cả đằng sau Bing là con khủng long công nghệ thông tin Microsoft. Khi những bạn trẻ bắt đầu nói: “FaceBook me!”. Có nghĩa là không còn nhiều cơ hội cho Google+. Mặc dù đằng sau Google+ là người khổng lồ Google Inc.

Tảng băng tan


Hãy tưởng tượng một ngành hàng là một tảng băng khổng lồ. Trên tảng băng là rất nhiều loài động vật đang sinh sống. Có con mạnh hơn, con yếu hơn, thậm chí còn có một con thú vượt trội với sức mạnh áp đảo. Những con thú chính là đại diện cho những thương hiệu lớn, nhỏ, mạnh, yếu và tảng băng chính là ngành hàng. Nếu tảng băng tan! Chẳng con thú nào có thể tồn tại. Doanh nghiệp thường tin rằng với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có thể vượt qua bất cứ sóng gió nào của thị trường. Điều này không đúng trong trường hợp ngành hàng bị co hẹp hoặc biến mất. Bi kịch ở chỗ, những thương hiệu hàng đầu lại thường là những thương hiệu khó thích ứng nhất với những thay đổi. Chúng giống như những con khủng long. Khi sự thích ứng không theo kịp với tốc độ thay đổi, những giống loài to lớn nhất, mạnh mẽ nhất, nguy hiểm nhất cũng sẽ có thể bị tuyệt chủng. Khi khách hàng không còn quan tâm đến danh mục sản phẩm của bạn nữa, đó là lúc thương hiệu của bạn rơi vào một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Kodak gặp vấn đề không phải bởi mọi người không còn thích thương hiệu Kodak nữa. Vấn đề của Kodak là người tiêu dùng không còn dùng máy ảnh phim mà bắt đầu chuyển sang dùng máy ảnh kỹ thuật số. Máy nghe nhạc Walkman biến mất bởi vì người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các file nhạc nén trong các thiết bị nghe nhạc kiểu mới mà không còn dùng đĩa nhạc nữa. Điện thoại di động Nokia rơi vào khủng hoảng bởi vì điện thoại di động thông minh (smart phone) là làn sóng tiêu dùng mới. Chúng ta đã từng có những đầu xem băng video Sharp, Toshiba, International v.v… Giờ chúng chỉ còn là lịch sử bởi người tiêu dùng không còn dùng băng video VHS nữa. Những thương hiệu lớn có sức nặng như một con tàu Titanic. Nếu con tàu bắt đầu chìm, sẽ không có cách nào làm nó nổi trở lại. "Sơ tán" nhanh tài sản, tận thu những đợt hàng cuối cùng đồng thời dùng nguồn lực để tập trung tung ra sản phẩm mới, đó mới là khôn ngoan.

Đừng níu kéo


Khi thương hiệu của bạn sở hữu một dòng sản phẩm và dòng sản phẩm gặp vấn đề, nếu muốn theo đuổi dòng sản phẩm mới, bạn cần phải có một cái tên mới. Bạn không thể níu kéo nhãn hiệu cũ bằng cách chuyển nó sang một danh mục hàng hóa mới. Tuy nhiên, đây lại là điều các thương hiệu hàng đầu hay mắc phải. Trong trường hợp này, chuyển cái tên Kodak sang lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số chỉ tạo nên gánh nặng, không hơn. Bởi nói đến thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số Kodak, người ta nghĩ trong đầu đến máy ảnh film kỹ thuật số và điều này tạo nên sự nhầm lẫn. Walkman dùng cái tên cũ của mình để chuyển sang lĩnh vực nghe nhạc số và gặp thất bại. Trong tâm trí người tiêu dùng, Walkman gắn liền với máy nghe nhạc bằng đĩa CD. Thương hiệu đã gắn với một ngành hàng càng mạnh thì việc dịch chuyển nó sang một ngành hàng mới càng khó khăn. Giống như ta đào một cái lỗ trên mặt đất. Cái lỗ càng sâu thì càng khó dịch chuyển. Về cơ bản, một thương hiệu chỉ đại diện cho một ngành hàng. Nếu dùng nó cho một ngành hàng khác, khách hàng sẽ nhầm lẫn. Trong trường hợp một ngành hàng tàn lụi, doanh nghiệp thống trị ngành hàng đó cần phải dũng cảm bỏ cái tên của mình đi, tìm kiếm cơ hội từ ngành hàng mới với một cái tên mới.

Tìm hiểu đối thủ thực sự


Trong mỗi ngành hàng, người dẫn đầu luôn chịu sự tấn công của những kẻ bám đuổi. Những cũng phải nói rằng, kẻ thống trị luôn cần có ít nhất một người thách thức. Trong kinh doanh, nếu biết khai thác tốt, thị phần của kẻ thống trị khi xuất hiện kẻ thách thức sẽ lớn lên rất nhiều. Giống như việc bạn ăn một phần ít hơn của một nồi cơm, nhưng nồi cơm giờ lớn hơn nhiều lần so với nồi cơm nhỏ bé lúc trước. Thị phần của nước ngọt cola lớn hơn từ khi Pepsi Cola khởi sự những cuộc tấn công nhắm vào Coca Cola. Thị phần của bánh pizza lớn lên khi người tiêu dùng chứng kiến sự cạnh tranh của Pizza Hut, Domino’s Pizza và Papa John’s. Thị phần của máy tính lớn lên khi những thương hiệu mới liên tục xuất hiện sau IBM như HP, Dell, Apple. Điều đáng nói, ngoài kẻ thách thức trong cùng danh mục sản phẩm, các doanh nghiệp còn có kẻ thù ở danh mục sản phẩm lựa chọn bổ sung. Đây là điều hay bị bỏ qua. Nói ngắn gọn, kẻ thù của McDonald's không chỉ riêng là Burger King mà còn là thói quen ăn uống tại nhà. Đó là lý do tại sao câu slogan “Hôm nay bạn xứng đáng được nghỉ" (You deserve a break today) là một trong những chiến dịch thành công của Mc Donald’s. Bởi nói nói rằng: “Đừng ăn ở nhà. Hãy mang lũ trẻ đến thưởng thức một bữa ăn vui vẻ tại Mc Donald’s". Đó cũng là lý do khi khảo sát tại thị trường Việt Nam, hai hãng nước ngọt lớn Pepsi và Coca Cola ngoài việc tự coi nhau là đối thủ còn phải đối mặt với một đối thủ lạ: trà đá vỉa hè.

(Theo Doanh nhân Sài Gòn )

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Điều kỳ diệu của lòng quyết tâm

    
 Kiên trì theo đuổi mục đích đến cùng
 Bản thân tôi đã học được rất nhiều về sức mạnh của lòng quyết tâm từ Jerry – một người bạn thân, một đồng nghiệp tin cậy của tôi. Năm 1986, Jerry thành lập công ty American Royal Art chuyên kinh doanh các vật phẩm sưu tập. Một năm sau, Jerry quyết định tập trung vào việc kinh doanh các con thú nhồi bông, thú trang trí lấy mẫu từ nhân vật trong phim hoạt hình dành cho thiếu nhi. Anh mua bản quyền của nhiều hãng phim khác nhau như Warner Brothers, Hanna Barbera… nhưng anh biết, nếu muốn thực sự lớn mạnh, bằng mọi cách anh phải có được bản quyền của hãng làm phim hoạt hình nổi tiếng thế giới Walt Disney.

“Mỗi khó khăn, trở ngại sẽ khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta.”
Jeff Keller

Trong ba năm sau đó, Jerry không ngừng liên lạc trực tiếp với ban lãnh đạo của hãng Walt Disney để xin mua bản quyền. Thế những, đáp lại thiện chí của anh là những lời từ chối cương quyết, thẳng thắn. Nhưng điều này không ngăn được lòng quyết tâm của Jerry. Anh vẫn tiếp tục kiên trì liên lạc với hãng Walt Disney bằng mọi cách. Cuối cùng, một thành viên giám sát của hãng phim hoạt hình lừng danh nàyđành phải bằng lòng chấp thuận một cuộc gặp với Jerry. Và trong lần gặp gỡ này, không hề vòng vo, vị đại diện của Walt Disney đi thẳng vào vấn đề và chỉ nói với Jerry một câu duy nhất: “Anh không bao giờ có được bản quyền kinh doanh các nhân vật hoạt hình của Walt Disney”.

Nếu ở vào hoàn cảnh này, liệu bạn có còn giữ ý định đi đến cùng bằng mọi giá? Và Jerry đã giữ vững lập trường của mình và không từ bỏ ý định ban đầu. Anh tiếp tục chứng tỏ sự quyết tâm đến cùng của mình với các nhà điều hành của hãng phim nổi tiếng đó. Trước sự kiên trì “không thể tin được” của Jerry, Walt Disney đã từng bước bị thuyết phục. Vị đại diện của hãng phim huyền thoại này thông báo rằng họ đồng ý cho anh được phép kinh doanh hình ảnh các nhân vật hoạt hình của họ tại một trong hai địa điểm, hoặc ở Minnesota, hoặc ở Massachusetts.

Công ty của Jerry chủ yếu hoạt động ở New York và anh chỉ muốn dành sự tập trung của mình cho việc đầu tư tại đây. Thế nhưng, ý định của anh đã hoàn toàn thay đổi sau thông báo đó. Hôm sau, Jerry bay đi Boston và cuối ngày đó, anh hồ hởi thông báo cho vị đại diện của hãng Walt Disney về việc anh ký được hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh tại Massachusetts. Vị đại diện của Walt Disney đã vui vẻ trả lời anh bằng một giọng thân mật pha lẫn sự khâm phục: “Nếu anh đã dám đến ngay Massachusetts để có được địa điểm như chúng tôi yêu cầu, anh sẽ có chỗtrong chương trình của Disney”. Vài tuần sau, Jerry khai trương cửa hàng của anh tại Boston để giới thiệu dòng sản phẩm huyền thoại của Walt Disney.

Một năm sau, Jerry quyết định mở rộng thị trường bằng việc khai trương tiếp một loạt cửa hàng kinh doanh mới tại New York. Đến nay, anh đã thu về hàng triệu đô la từcác sản phẩm của mình. Các điểm kinh doanh của Jerry trở thành đại lý có doanh thu lớn nhất trong hệ thống thương mại của Walt Disney trên toàn thế giới.

Với sự đam mê, lòng quyết tâm, kiên trì không lùi bước trước trở ngại, khó khăn, ta sẽ có được trong tay những gì mình khao khát và mong ước.

Quyết tâm phải đi đôi với kiên trì và không bao giờ là quá muộn

Benjamin Roll là một cư dân ở California. Ông tốt nghiệp cử nhân luật năm 1990 khi được 67 tuổi. Cũng như nhiều tân cử nhân khác, trước khi được cấp giấy phép hành nghềluật sư, ông phải vượt qua kỳ thi sát hạch cuối cùng của tòa án tiểu bang.

Trong kỳ thi sát hạch đầu tiên, ông bị đánh rớt. Ông dự kỳ thi thứ hai, lại thất bại. Kỳ thi thứ ba – lại rớt. Và rồi kỳ thi thứ tư… thứ năm… thứ sáu… thứ mười ba, cơ hội vẫn không mỉm cười với ông. Sau lần thất bại thứ mười ba này, Benjamin Roll đã ngấp nghé 73 tuổi. Có lẽ ở độ tuổi này, không một ai đủ kiên trì đểtheo đuổi ước mơ của mình, nhưng Benjamin vẫn không nản chí. Ông tiếp tục nộpđơn dự thi lần thứ mười bốn, và lần này, ông đã vượt qua kỳ thi sát hạch đáng sợvà được cấp phép hành nghề luật ở tiểu bang California. Lúc đó, ông đã 74 tuổi. Rõ ràng Benjamin Roll chính là một tấm gương sáng về sự quyết tâm theo đuổi mụcđích đến cùng, bất chấp thời gian và tuổi tác.

Câu chuyện về Benjamin Roll là một minh chứng hùng hồn rằng lòng quyết tâm và kiên trì có thể thay đổi được cuộc đời.

Người thành công luôn nhìn thấy điểm sáng – kẻ thất bại chỉ thấy những điểm tối

Giảsử bạn đã định cho mình một mục tiêu và tự hỏi: “Mình sẵn sàng để làm bất cứ những việc gì cần thiết để hoàn thành mục tiêu này chưa?” Nếu câu trả lời của bạn là:“Mình sẽ làm bất cứ việc gì, ngoại trừ…” thì xin quả quyết với bạn rằng, bạn vẫn chưa thật sự quyết tâm, do đó bạn sẽ rất dễ bị lạc hướng và khó khăn hoàn thành mục tiêu đã định.

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người trong chúng ta thường tự nhủ khi bắt đầu một công việc nào đó: “Mình sẽ dành ra sáu tháng để thử sức. Nếu sau thời gian này mà vẫn chưa có gì khả quan, mình sẽ từbỏ nó.” Đó là một lối suy nghĩ hời hợt, nửa vời, và nếu trong đầu bạn vẫn còn tồn tại ý nghĩ đó, rằng bạn vẫn luôn còn một con đường để rút lui, bạn sẽchẳng bao giờ có thể hoàn tất được bất kỳ một việc gì đến nơi đến chốn – và bạn không bao giờ đi đến được cái đích mà bạn từng khao khát, ước mơ.

Nếu David Baldacci cũng tự nhủ: “Mình sẽ viết thử một năm, nếu không thành công, mình sẽ bỏ cuộc” thì ngày hôm nay chúng ta chẳng có cơ hội được thưởng thức những tác phẩm tuyệt vời làm xôn xao dư luận như Absolute Power, Total Control, The Winner… Và nếu Baldacci cứ sống với ý nghĩ nửa vời đó, chắc chắn ông cũng sẽ đểtuột mất cơ hội được theo đuổi công việc minh đam mê, yêu thích, để rồi ôm mãi một giấc mơ không bao giờ trở thành hiện thực.

Giảsử bạn đã vạch ra một kế hoạch nào đó và đang hy vọng những điều tốt đẹp nhất. Ban lên kế hoạch cẩn thận và quyết tâm theo đuổi nó. Nhưng thực tế khắc nghiệt với những khó khăn, thử thách và cản trở từ trong chính bản thân bạn bóp chết hay làm chệch hướng con đường đến với ước mơ của bạn.

Nếu có quyết tâm, kiên trì, bạn sẽ chiến thắng, còn ngược lại, bạn sẽ bị đẩy trở vềvới xuất phát điểm ban đầu để rồi mãi mãi về sau bạn luôn là người tự ti, mặc cảm bởi sự không vượt qua đó.

Image 

Đây cũng là điều khác biệt giữa một người thành công với tư duy tích cực và một kẻ thất bại, bi quan. Một người quyết tâm sẽ bám chắc vào những gì anh ta đã quyết để đến được bến bờ mơ ước cho dù có phải mất bao nhiêu thời gian, sức lực đi chăng nữa. Còn người không thực sự quyết tâm sẽ rời bỏ con thuyền trước khi nó kịp cập bến.

Tôi nghĩ đã đến lúc bạn phải chọn lấy cho mình một mục tiêu đầy hứng thú và bắt đầu áp dụng những nguyên tắc, kinh nghiệm thực tế mà tôi đã trình bày trên đây để đạtđược ước mơ. Sự thành công nằm trong chính suy nghĩ của bạn.
Jeff Keller – trích trong Thay thái độ đổi cuộcđời

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Crazy Ones

Cuộc đời và Sự nghiệp của Bill Gates

Bí quyết của ông trùm PayPal: Bộ óc Mafia và bàn cờ 64 ô đen trắng

Peter Thiel - Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thung lũng Silicon đồng thời là một cựu đại kiện tướng cờ vua đã chia sẻ về những bài học kinh doanh quý báu rút ra từ bàn cờ 64 ô đen trắng.

Peter Thiel
Thông qua bài viết gần đây của Peter Thiel mang tên “Startup class at Stanford University”,chúng ta đã có thể thấy đựơc rõ hơn về lối suy nghĩ, cách tư duy của một trong những nhà đầu tư mạo hiểm và quản lý quỹ nổi tiếng nhất nước Mỹ. Anh luôn có niềm tin vào những chân giá trị của một con người, đồng thời biết cách kết hợp những gì anh học được từ thời còn là một kiên tướng cờ vua vào kinh doanh và cuộc sống.
Theo Thiel, để bắt đầu một công ty mới, bên cạnh những khả năng tư duy cơ bản, bạn cần phải có thêm một thứ mà Thiel gọi là “Bộ óc của Mafia” – đó là khả năng thấu hiểu sự phức tạp trong những động cơ và hành vi của con người.
Nắm rõ từng giá trị các “quân cờ” của bạn
Cờ vua được coi như một hệ thống làm việc thu nhỏ, bao gồm một bàn cờ 64 ô và 32 quân chia làm 2 phe. Trong cờ vua, quân hậu là quân có giá trị nhất. Trong thang điểm đánh giá, hậu có mức điểm là 9 trong khi xe là 5, tượng là 3, mã là 3 và tốt là 1. Trong bài diễn thuyết của mình, Thiel có nhắc đến công thức của Guy Kawasaki nhằmđánh giá giá trị của một công ty dựa trên những con người trong trong tổ chức đó.

Giá trị công ty = (1 triệu USD x số kỹ sư) – (500 nghìn USD x số người có bằng MBA)

Như vậy, một kỹ sư giỏi được coi là một quân cờ có giá trị điểm tốt hơn một thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Thiel đồng thời cũng chỉ ra: Trong bất cứ một tổ chức nào cũng có những nhân vật giỏi ở các lĩnh vực khác nhau, từ kỹ thuật cho đến sales. Để đánh giá một nhân viên kỹ thuậtở đẳng cấp nào là việc khá dễ dàng. Tuy nhiên mọi thứ lại khá khó khăn khi đánh giá một nhân viên sales. Các công ty thường có xu hướng đánh đồng các salesman và coi họ chỉ như một đội ngũ chung, có trách nhiệm mang doanh thu về cho doanh nghiệp. Thực chất có rất nhiều đẳng cấp trong sales: Amateur, trung cấp, chuyên gia, hay thậm chí là “siêu hạng.”

“Nếu bạn không tin là có những người sales ‘siêu hạng’ tồn tại, hẳn bạn chưa gặp Elon Musk (từng là đồng sáng lập PayPal). Elon đã mang vềtới 500 triệu USD từ khoản tiền của chính phủ cho việc chế tạo tên lửa và ô-tôđiện. Cả 2 dòng sản phẩm đặc biệt trên đều được 2 công ty của Elon đảm nhiệm, SpaceX và Tesla.”


Bài học rút ra: Giống với các quân cờ, con người cũng có những giá trị riêng và không phải mọi người cùng có giá trị như nhau trong một tổ chức. Bạn phải có khả năng đánh giá chính xác giá trị của họ. Trong bất cứmột lĩnh vực nào, hãy cố gắng chia ra thành: Amateur, trung cấp, chuyên gia và“siêu hạng”

Biết cách phối kết hợp các quân

Peter Thiel đề cập đến 2 loại tính cánh: “những người nghiện việc” và “những vận động viên”. Các kỹ sư hay những người thiên về toán, khoa học thường rất thông minh, giỏi trong xử lý các vấn đề và thuần tuý yêu thích công việc họ đang làm. Trong khi những nhân viên kinh doanh, những nhà quản trịlại là những chiến binh đầy động lực. “Bạn chỉ có thể thắng nếu kẻ khác gục ngã” là phương châm của họ. Một công ty nếu có nhiều “vận động viên” sẽ thiên quá nhiều vào việc tranh đấu. Mặt khác, nếu công ty có quá nhiều “kẻ nghiện việc” sẽ lại chẳng biết mình đang ở vị trí nào so với đối thủ cạnh tranh. Dođó, các công ty phải biết cân bằng giữa cả 2 nhóm.
Bài học rút ra: Trong gian đoạn cạnh tranh, hãy dùng những“vận động viên” để bảo vệ những “kẻ nghiện việc”. Một trong những chiến thuậtđơn giản nhất để đánh bại công ty bạn chính là lôi kéo những cá nhân rất giỏi chuyên môn nhưng lại khá “ngây thơ” với thương trường.

 
Nắm vững từng giai đoạn trong cuộc chơi và lên kế hoạch phù hợp

Đại kiện tướng cờ vua Jose Raul Capablanca
Một trận đấu cờ vua thường được chia thành 3 giai đoạn: Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc.

Trong bài viết “Hệ thống giá trị”, Thiel có đề cập: “Chúng ta thường hay nói về thứ gọi là ‘lợi thế người dẫn đầu’. Nhưng quá chú trọng vào điếu đó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng: Bạn có thể dẫn đầu nhưng sau đó sẽ lụi tàn nhanh chóng ? Do vậy, điều thậm chí còn quan trọng hơn “ngườiđi đầu”, đó là “người về đến đích”. Công ty phải có sự trường tồn. Trong vấn đềnày, kinh doanh chẳng khác gì một ván cờ.

Đại kiện tướng Jose Raul Capablanca đã từng tuyên bố rất rõ ràng trong bài luận “Chiến tranh và hoà bình” của ông: “Để chiến thắng, bạn phải học chơi tàn cuộc trước khi học bất kỳ chiến thuật nào khác. Một bài học trung cấp trong chơi cờ là thà có một kế hoạch tồi còn hơn là không có kếhoạch.”

Bài học rút ra: Đi trước không hẳn luôn luôn là một lợi thế.Tàn cục mới chính là giai đoạn những quyết sách quan trọng được thi hành. Hãyđảm bảo bạn đã hoạch định trước về những thời điểm ra quyết định. Phải biết lên kế hoạch !

 
May mắn quan trọng không kém tài năng

 
Trong cờ vua, tài năng quyết định tất cả. Trong kinh doanh và cuộc sống, ngoài tài năng còn cần cả may mắn.

Không ai có thể một mình điều hành toàn bộ công ty và một tay gây dựng sự nghiệp viên mãn từ con số 0. Họ đều cần có những tài năng vây quanh mình. Trong thời kỳ khi những nhân tài thường có xu hướng tách ra lập công ty riêng, các nhân sự cấp cao trong những công ty tỷ đô phải dành từ 25%đến 33% tổng lượng thời gian để tìm kiếm những nhân sự xuất sắc. Và thật sự,cần rất nhiều yếu tố may mắn để có được sự phục vụ của những con người như vậy trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như ngày nay.
Bài học rút ra: Trong cuộc sống có rất nhiều người có giá trị và nắm trong tay những nguồn lực lớn hơn bạn tưởng. Hày dành thời gian đểtìm kiếm và thu hút những cá nhân đó về doanh nghiệp bạn. Có thể thần may mắn sẽ mỉm cười !
Cờ vua là một môn thể thao trí tuệ khốc liệt và cuộc sống kinh doanh cũng vậy. Hãy bước chân với sự cẩn trọng tuyệt đối.

Trong một bài phỏng vấn của đại kiện tướng Danny King với tạp chí 60 Minutes “Cờ vua thực sự là một môn thể thao trí tuệ căng thẳng. Tất cả suy nghĩ toan tính đều diễn ra rất nhanh trong bộ óc. Và nếu bạn để thua, bạn sẽ cảm thấy minh rất ngu ngốc.
Bài học rút ra: Cẩn trọng ! Bạn không thể đi lại bất cứ nướcđi nào. Những quyết định bạn thực hiện có thể dẫn đến một tương lai huy hoàng nhưng cũng có thể đưa tới những chiếc bẫy khủng khiếp vô phương cứu chữa. Thực tế này hoàn toàn đúng cho cả chơi cờ lẫn kinh doanh.

Theo TTVN/Financial Time

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Bí quyết kinh doanh của “vua chuối”

picture

Bạn bè và đối thủ của Samuel Zemurray đều gọi ông là Sam “vua chuối”. Sam đã khởi nghiệp từ buôn chuối chín, thứ làm nản lòng các thương nhân hoa quả cỡ bự vì chuối chín dễ dàng trở thành món hàng đổ đi nếu bán không kịp.

Với nguyên tắc “một đốm, chuối sắp chín; hai đốm, chuối đã chín”, các nhà buôn chuối bỏ hàng đống chuối chín khổng lồ tại cảng. Ở đó, đống chuối chỉ có nước chờ thối rữa hoặc bị đẩy xuống biển.

Vào khoảng năm 1895, Sam, một người Nga nhập cư trẻ tuổi, đã lần đầu nhìn thấy đống chuối chín bị bỏ ở cảng Mobile, bang Alabama. Và ông đã tìm thấy cho mình một cơ hội. Đối với một người lớn lên trong một trang trại lúa mì tồi tàn ở Bessarabia, đống chuối chín này đúng là một đống của. Đem chuối này đi bán, đến tới năm 1903, ông đã trở thành một “ông trùm” cỡ nhỏ, với tài sản 100.000 USD trong nhà băng. 

Kể từ đó, Sam bắt đầu buôn cả chuối ương lẫn chuối chín. Vào năm 1909, ông tới Honduras, bỏ tiền mua và cho phát quang một diện tích rừng nguyên sinh lớn để trồng chuối. Sau đó, ông dùng một đội lính đánh thuê từ New Orleans lật đổ chính phủ Honduras và thành lập một chính phủ mới thân thiện với ông hơn. Sam thành lập một công ty chuối chất lượng cao tại đây và cuối cùng đã thâu tóm được một hãng hoa quả lớn có tên United Fruit vào tháng 12/1932. Cho tới khi qua đời vào năm 1961 trong dinh thự tư nhân lớn nhất ở New Orleans, Sam đã trải qua những công việc bao gồm một thợ vận chuyển, một người chăn bò, một nông dân, một thương nhân, một nhà hoạt động chính trị, một nhà cách mạng, một nhà từ thiện, và một giám đốc điều hành (CEO).

Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của Sam “vua chuối”, tờ Wall Street Journal đã rút ra một số bài học đã đưa ông tới “mỏ vàng” từ đống chuối sắp thối rữa. 

1. Tự mình xem xét mọi việc

Khi Sam quyết định trở thành một chủ trang trại chuối ở Honduras, ông đã chuyển tới sống trong rừng. Ông tự tay trồng chuối, đi xem từng vị trí trên cánh đồng chuối và xếp chuối lên thuyền. Ông tin rằng, đây là lợi thế lớn của ông so với các sếp của United Fruit, hãng chuối lớn nhất ở thời đó mà ông đang cạnh tranh. United Fruit lớn hơn công ty của Sam, nhưng được điều hành từ một văn phòng ở tận Boston. Sam thì khác, ông gắn với cánh đồng chuối, hiểu các công nhân của mình đang nghĩ gì, tin gì và sợ hãi điều gì. 

2. Đừng tìm cách phức tạp hóa vấn đề

Vào cuối những năm 1920, United Fruit và công ty của Sam cạnh tranh nhau để giành quyền mua một mảnh đất màu mỡ nằm giữa biên giới Honduras và Guatemala. Mảnh đất này có hai chủ sở hữu, một ở Honduras và một ở Guatemala. Trong khi United Fruit thuê luật sư, tiến hành điều tra nhằm xác định xem đâu là chủ sở hữu thực sự của mảnh đất, thì Sam làm rất đơn giản: ông mua mảnh đất hai lần, mỗi lần từ một chủ sở hữu. Một vấn đề đơn giản nên được giải quyết đơn giản.

3. Không nên tin vào các chuyên gia 

Vào thập niên 1930, United Fruit khốn đốn vì Đại suy thoái, với giá cổ phiếu giảm từ 100 USD/cổ phiếu xuống còn hơn 10 USD/cổ phiếu. Trong nỗ lực tìm kiếm một kế hoạch nhằm thay đổi cục diện tình hình, lãnh đạo của hãng này tham vấn các chuyên gia và nhà kinh tế, rồi nghiên cứu các báo cáo. Sam lúc này đã là cổ đông lớn nhất của United Fruit và cũng muốn có câu trả lời cho những vấn đề tương tự, nhưng thay vì hỏi chuyên gia, ông đi tới tận bến tàu của New Orleans, tìm hiểu tình hình thông qua các thuyền trưởng và các nhà buôn hoa quả. Đó là những người hiểu tình hình thực tế.

Sam đã phát hiện ra nhiều điều. Chẳng hạn, các thuyền trưởng chở chuối đã được yêu cầu đi qua Vịnh Mexico với tốc độ chỉ bằng một nửa nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Ông cũng được biết, trong thời gian mấy ngày kéo dài thêm trên biển đó, một phần lớn lượng chuối trên tàu chuyển từ ương sang chín. Một trong những mệnh lệnh đầu tiên của Sam khi ông tiếp quản United Fruit vào năm 1932 là không được giảm tốc độ và giảm quãng đường đi lòng vòng. Trong vòng 6 tháng sau đó, giá cổ phiếu của United Fruit đã phục hồi liên tục và đạt mức 50 USD/cổ phiếu.

4. Tiền mất có thể kiếm lại được, nhưng uy tín thì một đi không trở lại

Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, Sam hợp tác với United Fruit. Công ty lớn này hứa sẽ hỗ trợ tài chính và giúp Sam phân phối sản phẩm. Đổi lại, Sam cho họ sử dụng các con tàu chở hàng của ông. Một năm nọ, khi công nhân trồng chuối ở Nicaragua đình công và phong tỏa các dòng sông ở nước này, United Fruit đã phá vỡ thế phong tỏa này bằng các con tàu của Sam. Do logo công ty của Sam được in bằng chữ lớn ở thành tàu, nên Sam đã trở thành cái tên bị căm ghét ở Nicaragua. Đó là một trong những chuyện khiến Sam quyết định “giải tán” mối quan hệ đối tác với United Fruit, cho dù ông đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài chính của công ty này. Với Sam, một người không kiểm soát được tên tuổi và hình ảnh của mình sẽ chẳng có thứ gì.

5. Nếu bị hoài nghi, hãy làm việc gì đó

Khi Sam tiếp quản United Fruit vào năm 1932, công ty này sắp sửa sụp đổ đến nơi. Giá cổ phiếu của United Fruit khi đó đang hướng về mốc 0 USD, nhưng công nhân giỏi nhất thì bỏ đi. Ngay khi tiếp quản công ty, Sam đã ngay lập tức thực hiện những chuyến đi con thoi giữa Trung và Nam Mỹ, gặp gỡ công nhân trên các cánh đồng chuối và thăm dò ý kiến của họ. Ông hiểu rằng, các công nhân làm việc trên cánh đồng chuối cần phải biết là đang có một người quản lý họ. Nếu họ biết những gì mà ông đang làm, thì họ sẽ theo ông tới bất kỳ đâu.

Wall Street Journal kết luận, những bí quyết kinh doanh của của Sam “vua chuối” có thể gói gọn lại trong một câu nói: Quyền lực đến từ tri thức, thông tin và kinh nghiệm. Những điều này gắn với thực tế như cây chuối mọc lên từ mặt đất. Nếu tách rời thực tế, thì bạn sẽ thất bại.

Carlos Slim - người giàu nhất hành tinh năm 2010

Carlos Slim Helú (sinh ngày 28 tháng 1, 1940 ti Thành ph Mexico) là nhà thương nhân Mexico. Theo xếp hng ca Forbes năm 2010, ông là người giàu nht thế gii, vi tài sn 53,5 t đô la M, so vi người giàu nhì là Bill Gates vi tài sn 53 t đô la M.
                                  Hiểu thêm về Carlos Slim - người giàu nhất hành tinh năm 2010

Carlos Slim Helu chi phối toàn bộ hệ thống viễn thông của Mexico. Thế nhưng ông không bị nhìn nhận như một ông trùm ghê gớm, đầy quyền lực của đất nước này, mặc dù ảnh hưởng của ông là rất lớn. 

Không chỉ giới trẻ mà cả các tầng lớp người dân khác nhìn nhận Carlos Slim là hình ảnh, thần tượng của họ. Năm 2006, Helu đã thu về 19 tỷ USD, mức thu nhập hàng năm lớn nhất mà một tỷ phú kiếm được trong 10 năm qua. 

Gốc gác


Carlos Slim Helu thực ra không phải là người Mexico chính gốc. Ông có gốc từ châu Á. Cha ông, một di dân gốc Lebanon đã đến Mexico City và đầu tư bất động sản thời Cách mạng 1910. Carlos Slim sinh năm 1940 và lớn lên trong khu phố của những người dân nước ngoài tại Thành phố Mexico.
 
Thiên bẩm kinh doanh

Slim "máu" buôn bán từ nhỏ. Cậu nhớ rất giỏi giá cả của mọi thứ, mới đến tuổi đi học đã thích mặc cả, đổi chác và mua bán để kiếm tiền. Các thành viên của gia đình nhớ lại chuyện cậu đã bán lại cho các anh trai khi cái kẹo, khi thỏi socola mà cậu dành dụm chưa ăn. Rồi cậu mua bán lại đồ chơi, đồ dùng với lũ bạn,bằng tuổi cậu cũng có mà lớn hơn cậu cũng không hiếm gì.
Năm 15 tuổi, khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường Carlos Slim đã có 5.523 peso. Carlos Slim Helu mua được 44 cổ phiếu của ngân hàng Banamex, ngân hàng lớn nhất của Mexico lúc đó. Năm 17 tuổi, khi vừa tốt nghiệp phổ thông, cậu đã có 31.900,26 peso. Cậu tự nhận mình có một cảm nhận rất đặc biệt với những con số và có thể nhớ chúng cực kì chính xác .
Trong một lần họp đại hội cổ đông, Carlos Slim Helu, khi ấy hãy còn là một anh chàng trẻ tuổi đang sở hữu một số lượng rất nhỏ cổ phần,đã làm mọi người ngẩn người vì thán phục khi nhắc lại vanh vách các số liệu quyết toán một cách chính xác đến tận con số... phần nghìn.
Carlos Slim kinh doanh tổng hợp từ A đến Z

Công ty thương mại La Estrella del Oriente của cha con Carlos Slim kinh doanh tổng hợp từ A đến Z, từ sách báo, quần áo, xà phòng, mỹ phẩm, hay thuốc lá, rượu. Dần dà, cả một hệ thống cửa hàng thương mại đã hình thành. Ở tất cả các khu vực trung tâm mua bán sầm uất quan trọng nhất trong thành phố Mexico đều có các cửa hàng của Carlos Slim. Kế đó là sự ra đời và phát triển chóng mặt chuỗi nhà hàng Sanborns - hệ thống nhà hàng cao cấp lớn nhất Mexico và có mặt tại hầu hết thành phố lớn.

Chiến lược miễn phí gây sốc

Dẫu thành công là vậy, nhưng tới năm 1990 Carlos Slim mới chỉ được biết đến ở trong nước Mexico là chính. Chỉ đến khi trở thành ông chủ của tập đoàn viễn thông Telmex lớn nhất châu Mỹ Latinh thì Carlos Slim mới tạo ra được tiếng tăm toàn cầu. Chính nhờ Telmex mà ông mới trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Năm 1990, Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia. Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật - thậm chí ông còn không biết tiếng Anh và cũng chẳng xài được máy tính, nhưng Carlos Slim đã gom hết vốn liếng của mình để lao vào đấu thầu.
Với 1,7 tỷ USD, Carlos Slim đã mua gần như toàn bộ số cổ phiếu của tập đoàn này.Cách nay 14 năm, khi mua 1 cổ phiếu của Telmex, Carlos Slim chỉ bỏ ra có 0,8 cent. Còn giờ, giá cổ phiếu của Telmex trên thị trường chứng khoán là 34 USD. Vào thời điểm hiện tại, giá trị cả tập đoàn được các công ty kiểm toán độc lập định giá là từ 10 cho đến 12 tỷ USD.
Texmex là một trong những tập đoàn viễn thông đầu tiên trên thế giới có ngay dịch vụ Internet ADSL phục vụ khách hàng. Kề ngay sau những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, Carlos Slim tiếp tục làm các đối thủ cạnh tranh giật nẩy người khi ông tuyên bố cung cấp miễn phí Internet cho thanh thiếu niên.

Tầm nhìn chiến lược và các thương vụ bộn bạc


Mặc dù Mexico còn xa mới là một nước công nghiệp phát triển nhưng Carlos Slim đã đoán trước được sự giảm sút của mạng điện thoại dây truyền thống,thế vào đó sẽ là thời của điện thoại di động. Năm 2000, mới chỉ có các công ty nước ngoài từ Mỹ và châu Âu hoạt động tại Mỹ Latinh. Công ty America Movil của Carlos Slim là công ty nội duy nhất có thể cạnh tranh được. Thế rồi,"trùm" về thị phần là Telefonica của Tây Ban Nha đột nhiên bị cạnh tranh dữ dội. Đến cuối năm 2003, America Movil đã đạt số khách hàng là 40,4 triệu, đã chạm tới tương quan xấp xỉ về số lượng khách hàng 40,6 triệu của nhà cung cấp đến từ Tây Ban Nha này.
Tin học, viễn thông là lĩnh vực kinh doanh có tính toàn cầu, Carlos Slim Helu biết điều đó,dù vẫn xin nhắc lại là hầu như ông không hiểu gì về kiến thức tin học cả!!! Ông tìm cách vươn ra các thị trường quốc tế,thoạt đầu là thị trường Mỹ Latinh. Năm 2003, Carlos Slim mua đứt tập đoàn điện thoại di động Bell South tại São Paulo của Brasil chỉ với "nhõn" 625 triệu USD.
Hiện nay Carlos Slim cũng đang nắm cổ phần chi phối tập đoàn viễn thông lớn nhất của Brasil là Embratel Participa. Tập đoàn viễn thông Mỹ MCI đã phải bán số cổ phần mà MCI đang nắm giữ cho Texmex sau khi tập đoàn viễn thông của Carlos Slim đã thắng trong đợt đấu thầu công khai. Phi vụ này ngốn của Slim không dưới 360 triệu.

 
carlos slim tỷ phú giàu nhất thế giới  mexico


Đóng góp cho xã hội

Đó không chỉ là số tiền thuế rất lớn nộp ngân sách cũng như hàng chục nghìn việc làm tại một đất nước có tỉ lệ thất nghiệp khá cao này,Carlos Slim Helu còn thành lập ra khá nhiều các quĩ tài trợ và quĩ từ thiện.
Trong năm 2003, hai quỹ học bổng của ông đã cấp 20.000 suất cho sinh viên. Quỹ hỗ trợ trẻ em mang tên ông đã giúp trên 5.000 trẻ em phạm pháp có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường. Hơn 11.000 ca mổ cho trẻ em đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ quỹ từ thiện của ông. Ông cũng chi 50 triệu USD để tu sửa lại 34 toà nhà cổ tại trung tâm tài chính cũ của Mexico City, nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Đời tư

Không hãnh tiến và khoe khoang, mà ngược lại, Carlos Slim sống giản dị và bình dị quá mức bình thường. Phòng làm việc của ông được bố trí không khác gì của một nhân viên bình thường nhất. Một ngày ông làm việc tới 14 tiếng, lắm lúc quên bẵng cả ăn. Các nhân viên thuật lại rằng đôi lúc, họ có cảm giác Carlos Slim chỉ sống bằng những điếu xì gà luôn đỏ lửa trên môi.

Ảnh hưởng tới chính trường

Quan hệ chính trường cũng là yếu tố giúp Slim thuận lợi trong làm ăn. Nhiều người tin rằng cú đột phá lớn nhất với Slim là sự thăng tiến quyền lực năm 1988 của Tổng thống Carlos Salinas, người từng tốt nghiệp Đại học Harvard và có khuynh hướng kỹ trị nhằm hiện đại hóa đất nước. Hai người từng thiết lập quan hệ bằng hữu giữa thập niên 1980. Thời Salinas, hàng trăm công ty nhà nước được tư nhân hóa trong đó có Telmex năm 1990. 

Tiến trình tư nhân hóa không chỉ có lợi riêng với Carlos Slim mà với doanh nghiệp Mexico nói chung. Năm 1991, Mexico chỉ có 2 tỉ phú lọt vào danh sách Forbes; đến trước năm 1994, giai đoạn cuối nhiệm kỳ Salinas, danh sách trên có 24 người và người giàu nhất là Slim. Và trong khi Mỹ phá thế độc quyền nhà nước bằng cách chia nhỏ và biến thành những công ty tư cạnh tranh với nhau, Mexico lại bê nguyên bản độc quyền nhà nước thành độc quyền tư nhân. Đó là lý do Telmex được hưởng ưu tiên trong kinh doanh điện thoại. 

Năm 1995, công ty điện thoại đường dài Avantel chi khoảng 1 tỉ USD để xây dựng mạng mới nhưng sau đó bắt đầu gặp khó khăn khi kết nối với hệ thống của Telmex. Một năm sau, sau nhiều thương lượng, Telmex bắt đầu mở cổng kết nối cho Avantel nhưng Avantel phải trả 0.7 USD cho mỗi USD mà họ kiếm được cho tập đoàn của Slim! Khi Avantel "rủ" Telmex ra tòa với tội độc quyền, tập đoàn của Slim phản ứng bằng cách yêu cầu tòa ra trái bắt Luis Mancera (luật sư hàng đầu Mexico làm cho Avantel)! Cuối cùng, năm 2001, Avantel mếu máo vỡ nợ và hầu hết tài sản công ty Slim đã mua lại rồi bán kiếm lời... 

Một lần nữa, quan hệ chính trường đã đem lại thuận lợi cho Telmex. Khi đắc cử Tổng thống năm 2000, Vicente Fox đã chọn viên chức Telmex, Pedro Cerisola, vào ghế bộ trưởng thông tin-giao thông. Quan hệ chính trị cũng giúp Slim dễ mở rộng thị trường. Hãng điện thoại di động América Móvil của ông hiện có 124 triệu khách hàng, hoạt động tại hơn 12 nước Mỹ Latinh. Trong nước, Slim lập tập trung vào công nghiệp dựa vào hợp đồng chính phủ. Công ty xây dựng mới thành lập của ông, Ideal SAB, hiện đấu thầu xây dựng vài trong số công trình xa lộ lớn nhất Mexico. Công ty dịch vụ dầu khí của ông hiện đang xây dàn khoan lớn nhất Mexico. 

Vương quốc Carlos Slim tại Mexico rộng đến mức công ty nước ngoài không thể làm ăn nếu phớt lờ Slim. Năm 2005, công ty hỏa xa Union Pacific (Mỹ) cùng Hutchison Port Holdings (nhà đầu tư cầu cảng hàng đầu thế giới, quản lý 5 trong 7 cảng container lớn nhất thế giới, xử lý 13% lưu lượng container thế giới; thuộc tập đoàn Hutchison Whampoa, tức Hòa Ký Hoàng Bộ, của Hồng Kông) cùng hợp tác đấu thầu công trình 6 tỉ USD xây cảng và hỏa xa tại Baja California (bang cực Bắc Mexico). Tuy nhiên, dự án bất thành, khi Slim thuyết phục thống đốc Baja California không giao công trình cho công ty nước ngoài.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

5 bài học từ Abraham Lincoln

"Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng..."

Tổng thống thứ 16 của Mỹ được suy tôn là 'Người giải phóng vĩ đại' bởi những tư tưởng của ông đã giúp rất nhiều người chiến thắng chính mình.
1. Chuẩn bị là một quá trình quan trọng

"Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu".
Khi làm bất cứ một việc gì, quá trình chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng, quyết định kết quả thành - bại. Trong tình yêu cũng vậy, để mối quan hệ luôn bền vững, bạn phải chuẩn bị đầy đủ cả yếu tố tinh thần lẫn vật chất. Yếu tố tinh thần là sự mở rộng tấm lòng, sẵn sàng đón nhận và vun vén cho tình yêu, các kỹ nằng giao tiếp ứng xử... Tuy không nên đặt yếu tố vật chất lên vị trí hàng đầu nhưng "có thực mới vực được đạo", với một cái bụng sôi, người ta khó lòng hào hứng nói về yêu đương.

2. Hối hả để không đánh mất thời cơ

"Một số điều có thể đến với những người chỉ chờ đợi. Nhưng một số điều quý giá khác chỉ dành cho những người hối hả và quyết đoán".
Vẫn biết "chậm mà chắc" thì tốt hơn "nhanh nhẩu đoảng" nhưng trong một số hoàn cảnh, bạn cần phải hối hả, nhanh chóng để đến với mục tiêu của mình. Sẽ tốt hơn nếu bạn có động lực cần thiết để chạy và đưa ra quyết định thật nhanh. Theo Lincoln, những điều tốt nhất trong cuộc sống chỉ đến với những người năng động tìm kiếm.

3. Tự tin có thể làm điều vĩ đại
"Hãy nhìn vào những người đạt được thành công lớn. Đó là bằng chứng cho thấy tất cả mọi người đều có thể làm được như thế".
Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của mình. Sự tự ti xuất phát từ chính bên trong con người bạn là kẻ huỷ diệt đáng sợ của tài năng. Ngay cả khi trước mặt bạn là một "tượng đài" thì không có nghĩa bạn trở nên nhỏ bé mà đó có thể là hình ảnh của chính bạn sau này.

4. Hãy sống thật ý nghĩa

"Cuộc sống không nằm trong số năm bạn đã sống mà đó là những gì bạn đã làm suốt thời gian tồn tại".
Lincoln là Tổng thống đầu tiên bị ám sát trong nhiệm kỳ của mình. Nhưng những gì mà ông đã làm có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ thế giới. Vì vậy, đừng nằm dài đến năm tháng trôi đi mà hãy cố gắng làm thật nhiều điều ý nghĩa cho bản thân và cuộc sống.

5. Nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề

"Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng".
Có một điều rất lạ nhưng lại thường xảy ra với hầu hết mọi người. Đó là khi có một chuyện không hay xảy ra, người ta chỉ mất vài giây để liệt kê đủ điều không hay nhưng lại mất vài giờ, thậm chí vài ngày để tìm thấy một điểm sáng. Đôi khi, tình hình trở nên bi đát không phải vì bản chất thực của nó mà vì thái độ bi quan đã khiến bạn tối tăm mặt mũi, không thể nghĩ được gì cả.
                                                                                              Kha Di

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Siêu tỷ phú Lý Gia Thành

[Hình: li%20ka-shing.jpg]

Với khối tài sản trị giá 26,5 tỷ USD, năm 2008, Lý Gia Thành có tên ở vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng “Những người giàu nhất thế giới” của Forbes. Trước đó, năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á. Năm 2006, tại Singapo, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc có và cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh.

82 tuổi, Lý Gia Thành vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của hai tập đoàn lớn là Hòa Ký Hoàng Phố và Trường Giang Thực Nghiệm. Đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn khao khát được cống hiến hết sức mình như thời còn trai trẻ.

Kinh doanh khi chưa tốt nghiệp trung học

Trên thế giới có khá nhiều tỷ phú học hành dang dở, họ chưa học hết đại học, thậm chí chưa tốt nghiệp trung học, nhưng lại rất nổi tiếng với những chiến lược kinh doanh được hàng tỷ người ngưỡng mộ. Ở Mỹ, Bill Gates – người sáng lập Microsoft Bill Gates chính là cái tên nổi bật.

Ở Pháp, Francois Pinault – người sáng lập ra PPR (tập đoàn chuyên kinh doanh hàng xa xỉ, sở hữu những nhãn hiệu như Gucci, Stella Mc Cartney...), có khối tài sản hơn 20 tỷ USD cũng chưa tốt nghiệp trung học.
Ở Tây Ban Nha, Amancio Ortega cũng bỏ học từ năm 14 tuổi, nhưng đã trở thành Chủ tịch Tập đoàn Inditex, hãng sản xuất quần áo lớn nhất thế giới với gần 4000 cửa hàng tại hơn 70 quốc gia, có giá trị ước tính khoảng hơn 20 tỷ USD. Tại Hồng Kông, cái tên nổi bật nhất chính là Lý Gia Thành, với khối tài sản hơn 20 tỷ USD. Ông bắt đầu kinh doanh khi chưa tốt nghiệp trung học.

“Siêu tỷ phú” là biệt danh mà những người ngưỡng mộ nói về Lý Gia Thành, đủ để những ai mới chỉ nghe tên ông lần đầu cũng phải ngả mũ thán phục. Cuộc đời và sự nghiệp của ông giống như một cuốn phim dài tập chưa có hồi kết, nhưng bất kỳ ai yêu thích kinh doanh đều mong nó sẽ còn dài mãi, bởi mỗi tập phim vị tỷ phú Hồng Kông lại mang đến những điều bất ngờ thú vị - không chỉ là những dự án bạc tỷ mà còn có cả triết lý kinh doanh đầy xúc cảm.

Dù hai tập đoàn của Lý Gia Thành luôn chiếm tới hơn 10% giá trị thị trường chứng khoán Hồng Kông và có mặt ở hơn 50 quốc gia, nhưng tiền bạc dường như không còn là mối quan tâm lớn nhất với ông. Lịch làm việc hàng ngày của vị tỷ phú họ Lý lúc nào cũng kín tới mức… “một con kiến cũng không chui lọt”.

Có lẽ phải tới quá nửa số thời gian ông dành cho những chuyến công tác, liên tục bay từ nước này qua nước khác và ở bất cứ đâu, người ta cũng thấy ông cười rất hóm hỉnh. Như một hiệu ứng dây truyền được hình thành gần hai chục năm qua, Lý Gia Thành đi đến đâu và đầu tư vào ngành nào cũng thu được kết quả khả quan và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nhân bản địa.

Lý Gia Thành chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa khả năng phân tích thị trường nhạy bén của phương Tây và cách giao dịch mềm dẻo nhưng chắc chắn của phương Đông. Ông cũng nổi tiếng vì sự giản dị, trung thực và thẳng thắn, cẩn trọng nhưng cũng liều lĩnh, thông minh và đầy tham vọng.

Nhiều người từng nhận định về nhà tỷ phú này như một nhân vật chỉ có trong chuyện cổ tích, bởi những đóng góp quá lớn lao trong nghiệp kinh doanh của ông không chỉ đưa thương mại Hồng Kông gắn kết với thế giới, mà trên hết đó còn là bài học về sự cần cù, khát vọng sống, ý chí vươn tới thành công. Và sự xuất sắc của Lý Gia Thành còn được các thế hệ sinh viên kinh tế Đại học Harvard nghiên cứu.

Bốn bí quyết trở thành tỷ phú “siêu nhân”

Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1941, do ảnh hưởng từ cuộc kháng chiến chống Nhật, ông cùng cha mẹ và hai em đến định cư tại Hồng Kông.

Nhưng thật trớ trêu, cũng vào năm đó, cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ, nó khiến cho thị trường Hồng Kông tụt dốc thảm hại và những gia đình nhập cư nghèo khổ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào đúng cái lúc khó khăn nhất, cha ông bệnh nặng, đến mùa đông năm 1943 thì qua đời. Vậy là gánh nặng áo cơm dồn lên vai người con cả, không còn cách nào khác, Lý Gia Thành đành phải bỏ học để bươn trải – năm đó ông mới 15 tuổi.

Ông bắt đầu với việc học nghề để trở thành công nhân trong tiệm đồng hồ, sau đó vào làm công trong xưởng sản xuất đồ nhựa. Lý Gia Thành làm việc rất chăm chỉ và thật thà, chính điều đó đã giúp ông được tín nhiệm với vị trí giám đốc xưởng sản xuất đồ nhựa khi 20 tuổi.

[Hình: lygiathanh.jpg]

Hai năm sau, Lý Gia Thành lập một xưởng sản xuất nhựa cho riêng mình, đặt tên là Trường Giang, đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của Công ty Trường Giang 7 năm sau đó, chuyên sản xuất đồ chơi, hoa nhựa… Năm 30 tuổi, Lý Gia Thành từng bước thử sức trong ngành kinh doanh bất động sản và ra đời hai tòa nhà công nghiệp tầm cỡ khu vực chỉ hai năm sau đó.

Những năm tiếp theo, ông không ngừng mở rộng quy mô để Trường Giang Thực Nghiệp từng bước trở thành một trong 10 tập đoàn hùng mạnh nhất Hồng Kông và có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường chứng khoán thế giới. Cũng trong giai đoạn này, ông đã gây dựng nên Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố, chuyên đầu tư vào các lĩnh vực tàu biển, bất động sản, năng lượng, xây dựng…

Lý Gia Thành chia sẻ, để đạt đến thành công của ngày hôm nay, ông đã phải dành rất nhiều tâm huyết để sáng tạo nên triết lý kinh doanh cho riêng mình, với bốn tư tưởng chính:

* Lấy tư tưởng của người theo đạo Nho để quản lý doanh nghiệp;
* Lấy lòng từ thiện của người theo đạo Phật để đối xử với nhân tài;
* Lấy trạng thái tâm lý ổn định để phát triển sự nghiệp;
* Lấy tâm hồn gần gũi đối xử với đối thủ.

Lý Gia Thành cho rằng: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”.

Sáu năng lực nổi trội của Lý Gia Thành

1. Nắm bắt cơ hội: Doanh nghiệp có phát triển được hay không liên quan trực tiếp đến việc bạn có nắm bắt được cơ hội hay không? Vì vậy, bạn phải nắm được mọi thông tin mới và chính xác nhất về lĩnh vực đang quan tâm, đồng thời phải quyết đoạn khi thời cơ đến.

2. Biết mình biết người: Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định nào đều phải cân nhắc đến điều kiện của doanh nghiệp, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ, sau đó chọn phân khúc thị trường phù hợp.

3. Thể hiện tầm nhìn: Đích đến cuối cùng của tri thức là rèn luyện tầm nhìn, tăng cường khả năng phán đoán. Có rất nhiều người hành sự theo cảm giác, nhưng điều đó rất nguy hiểm. Xã hội luôn chuyển động, vì vậy cần phải có tầm nhìn chuẩn xác, những người không chịu thay đổi thường chờ vào vận may, ngược lại những ai nắm được thời cuộc mới có thể tạo ra cơ hội. Vận may chỉ đến với những ai nhiệt tâm và dám chấp nhận thử thách khó khăn.

4. Xác định tọa độ: Chúng ta sinh ra trong niên đại có nhiều cái mới, gặp nhiều thách thức, lấy tập đoàn Hòa Ký làm ví dụ, mạng lưới tập đoàn bao phủ 41 quốc gia, vì vậy cần phải điều chỉnh cơ cấu công ty và văn hóa doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng và lòng mong mỏi của các đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

5. Tìm chỗ đứng phù hợp: Năm 1979 khi chúng tôi mua về tập đoàn Hòa Ký, điều đầu tiên cần làm là tìm ra hướng đi phù hợp cho quá trình phát triển của công ty, đảm bảo bước đi của ngày hôm nay sẽ không trở thành gánh nặng của ngày mai.

6. Kiên trì bền bỉ: Thị trường biến động do rất nhiều nhân tố phức tạp và để thành công thì không có một công thức tuyệt đối nào cả, nhưng thất bại thì đều có quy luật của nó, tìm ra nguyên nhân gây thất bại chính là manh nha của thành công.

                                                                                                                          Theo Vietchinabusiness.vn