Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

12 Nguyên tắc thành công của Steve Jobs

Steve-JobsBài học từ Steve Jobs - một trong những ông chủ thành công nhất nước Mỹ. Câu chuyện về sự thành công của ông có thể coi như một huyền thoại. Để đạt được những thành công lớn lao ấy một phần không nhỏ do bản thân ông đã tạo cho mình những nguyên tắc và áp dụng chúng một cách linh hoạt. Dưới đây là 12 nguyên tắc đối với những ai nung nấu trong mình ý tưởng đi theo con đường trở thành doanh nhân sẽ không thể bỏ qua:
1. Hãy làm điều bạn yêu thích
Đâu là niềm đam mê đích thực của bạn? Hãy thực hiện điều bạn yêu thích để tạo nên sự khác biệt. Động lực duy nhất để làm được những việc lớn đó là bạn cần có tình yêu với công việc mình sẽ làm.
2. Khác biệt
Hãy suy nghĩ một cách độc lập và riêng biệt. Steve Jobs cho rằng: “Tốt nhất là trở thành một tên cướp biển còn hơn là gia nhập lực lượng hải quân”.
3. Làm việc hết mình
Với bất kỳ một công việc nào, bạn cũng nên làm hết khả năng của mình. Đừng lười biếng hay ngủ quên! Hãy để thành công ngày càng nhân lên nhiều hơn. Bạn mong mỏi và luôn ao ước đạt được thành công đó ư? Tại sao lại không thuê những nhân viên xuất sắc có niềm đam mê tột độ với công việc bạn dự định sẽ tiến hành?
4. Phân tích mô hình SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).
SWOT là khung lý thuyết, là cơ sở qua đó chủ doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của công ty mình, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.
Bạn hãy gia nhập thế giới kinh doanh và đưa công ty đi vào hoạt động sớm nhất có thể, hãy liệt kê những thế mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như công ty bạn vào một mẩu giấy. Đừng lưỡng lự khi phải vứt bỏ những “quả táo thối” ra khỏi công ty.
5. Hãy là một ông chủ
Tìm kiếm những cơ hội lớn lao tiếp theo. Hãy tìm kiếm và ưu tiên những ý tưởng cần được thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát, vượt qua thử thách và tạo nên bước nhảy vọt. Đôi khi bước nhảy đầu tiên chính là hành động khó khăn nhất. Hãy vượt qua nó bằng lòng dũng cảm và nhiệt huyết cũng như khả năng trực giác của bạn.
6. Khởi đầu nhỏ, suy nghĩ lớn
Đừng quá lo lắng về nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản và sau đó tiến đến những việc làm ngày càng phức tạp hơn. Hãy nghĩ về tương lai, chứ không chỉ là ngày mai. Steve Jobs tiết lộ giấc mơ của ông: “Tôi muốn tạo nên một tiếng vang lớn vào vũ trụ này.”
7. Cố gắng trở thành người đi đầu trong thị trường
Hãy sở hữu và làm chủ công nghệ đầu tiên trong mọi việc bạn làm. Nếu một công nghệ tốt hơn xuất hiện trên thị trường, hãy sử dụng nó ngay cả khi có thể người khác sẽ không dùng đến chúng. Bạn hãy là người đi đầu và biến nó thành một tiêu chuẩn trong kinh doanh.
8. Tập trung vào sản phẩm Người khác đánh giá bạn qua hành động, quá trình làm việc của bạn, cho nên hãy tập trung vào sản phẩm làm ra. Hãy là một hình mẫu chuẩn đi đầu trong chất lượng sản phẩm. Có thể một số người không có thói quen với môi trường luôn đề cao chất lượng tốt. Vậy tại sao bạn không quảng bá tiêu chuẩn đó. Nếu họ không biết đến những sản phẩm của bạn, họ sẽ không mua chúng. Hãy chú ý đến những mẫu sản phẩm. “Chúng ta đã cho ra đời những nút bấm trên màn hình trông hấp dẫn đến nỗi bạn sẽ muốn chạm vào, thưởng thức chúng. Mẫu sản phẩm được thiết kế không chỉ là hình ảnh nó trông giống cái gì mà còn nó sẽ mang lại ấn tượng như thế nào.”
9. Tham khảo thông tin phản hồi
Hãy tham khảo ý kiến phản hồi từ những người xung quanh có kiến thức nền khác nhau. Mỗi người sẽ cung cấp cho bạn một thông tin hữu dụng. Nếu bạn là người đứng đầu trong doanh nghiệp, đôi khi bạn sẽ không nhận được ý kiến phản hồi trung thực, thẳng thắn từ nhân viên, bởi vì họ sợ bạn. Trong tình huống này, bạn cần phải giấu thân phận bản thân, hoặc thu thập thông tin phản hồi từ những nguồn khác. Hãy tập trung và những đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn – và trước tiên hãy lắng nghe ý kiến từ khách hàng.
10. Đổi mới
Đổi mới chính là điểm phân biệt rõ nét giữa một người lãnh đạo và nhân viên. Hãy chọn lấy người tiêu biểu cũng như những người điều hành hàng đầu khác để chia sẻ 50% khối lượng công việc thường ngày của bạn và hãy dành 50% thời gian còn lại của bạn cho nhân viên mới. Đừng nói “không” với cả 1000 công việc, để chắc chắn rằng bạn không đi theo con đường sai lệch. Hãy tập trung thực sự vào những đổi mới, sáng tạo quan trọng. Hãy tuyển những người thực sự muốn làm thay đổi thế giới bằng những điều tốt đẹp nhất. Bạn cần xây dựng văn hoá theo hướng sản phẩm, ngay cả đối với doanh nghiệp công nghệ. Không ít các công ty có rất nhiều những kỹ sư tài năng và nhân viên tài giỏi nhưng cuối cùng điều họ cần vẫn là sức hút để lôi kéo tất cả những con người này lại cùng nhau làm việc, xây dựng công ty.
11. Học từ những thất bại
Đôi khi khi bạn tiến hành đổi mới, bạn mắc không ít sai lầm. Tốt nhất hãy thừa nhận chúng sớm nhất có thể và hãy làm quen với việc cải tiến những đổi mới khác của bạn.
12. Không ngừng học hỏi
Trong cuộc sống, luôn vẫn còn ít nhất một điều gì đó cần phải học. Những ý tưởng kết hợp với đồng nghiệp hay người ngoài công ty. Hãy học hỏi ngay cả từ khách hàng, đối thủ hay cộng sự của bạn. Nếu bạn hợp tác với một ai đó mà bạn không thích, hãy học cách yêu mến - tán dương họ. Hãy học cách phê phán kẻ thù của bạn một cách cởi mở nhưng phải trung thực.

Harland Sanders - không sợ thất bại

Harland-SandersNhiều người nghĩ rằng họ cần đợi cho đến khi có đủ vốn, đủ lực rồi mới bắt đầu khởi nghiệp, nhưng Sanders thì khác. Dù không có nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình và cuối cùng, ông đã thành công. Kinh nghiệm của Sanders đã mang lại một bài học quý giá, đó là, những gì bạn có không bao giờ là quá ít để bắt đầu.

Sanders cũng gặp những khó khăn về tài chính giống như bất kỳ ai khác khi lần đầu tiên xây dựng KFC. Ông nói: "Một trong những khó khăn lớn nhất của chúng tôi khi khởi nghiệp chính là vấn đề tài chính". Hầu như phải bán hết tài sản trong một cuộc đấu giá, Sanders chẳng có gì ngoài tấm séc 105 đô la mỗi tháng từ trợ cấp xã hội. "Chừng đó dùng để trả tiền xăng và tiền đi lại cần để bắt đầu kinh doanh". Ông kể: "Rất nhiều đêm tôi ngủ ở trên xe để có thể có đủ tiền mua nồi nấu cho ngày tiếp theo nếu như ai đó mua công thức của tôi".

Không sinh ra trong một gia đình giàu có, thực tế, phần lớn tuổi thơ Sanders sống và làm việc một mình, cố gắng tự lo cho bản thân mình. Đó chính là thái độ sống góp phần làm cho KFC nổi tiếng sau này.

Không sợ thất bại
"Bạn phải thích công việc của bạn. Bạn phải thích điều bạn đang làm, bạn phải làm những việc có giá trị để bạn có thể thích nó vì giá trị của nó, và điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt, bạn có thấy không?" - Sanders nói.

Sanders yêu công việc của mình. Sự đam mê và lòng kiên trì đã giúp ông tiếp tục dấn bước ngay cả khi ông thất bại không chỉ một lần, hai lần, mà là nhiều hơn ba lần trong việc kinh doanh.

Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Dave Thomas, sau này là người lập ra Wendy - chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburgers, là một trong những khách hàng đầu tiên của Sanders. Nhưng không phải dễ dàng mà Sanders có được mối quan hệ làm ăn đó. "Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông già như thế". Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.

Dường như kể từ khi bắt tay vào kinh doanh món gà rán, Sanders chẳng còn đam mê với điều gì khác nữa. Ông không bao giờ chơi golf, không bao giờ chơi quần vợt. Chẳng có sở thích nào khác ngoài kinh doanh đồ ăn nhanh có thể lôi cuốn được ông.

Sự đam mê và cống hiến của Sanders là một nguồn động viên lớn đối với toàn bộ đội ngũ nhân viên của KFC. Niềm đam mê của Sanders đối với sản phẩm đã truyền cảm hứng cho toàn bộ công ty. Một ông chủ cửa hàng từng nói: "Nếu mỗi năm tôi không mở một cửa hàng mới, tôi sẽ cảm thấy tôi đang bị Sanders nhấn chìm".

Thiết lập tiêu chuẩn cao
Sanders là một người tỉ mỉ và thể hiện điều đó trong mọi việc ông làm. Ông biết rằng đồ ăn ngon và việc tiếp thị có thể là không đủ với khách hàng. Ông cũng đảm bảo rằng mỗi cửa hàng đều duy trì tiêu chuẩn cao nhất về độ sạch sẽ và phục vụ khách hàng tốt nhất. Ông nhận thức được rằng, cho dù món gà rán trông có hấp dẫn như thế nào đi nữa, nhưng nếu khách hàng biết nó được chế biến từ một con gà không sạch, thì họ sẽ vẫn bỏ đi.

Vì thế Sanders cố gắng làm cho món gà của mình sạch nhất có thể. Mọi thứ được sơn trắng để bất kỳ vết bẩn nào cũng bị phát hiện và xử lý ngay lập tức. Ông cũng là một trong những người kinh doanh nhà hàng đầu tiên đặt các lỗ giữa tường nhà bếp và phòng ăn để cho khách hàng nhìn thấy bếp và thấy các món ăn được chuẩn bị như thế nào.

Khuôn mặt luôn mỉm cười của Sanders ở các tấm logo tại các cửa hàng KFC có thể làm nhiều khách hàng yêu mến, nhưng có một "khuôn mặt" khác mà chỉ nhân viên và đồng nghiệp của ông mới biết, đó là một Sanders rất cầu toàn. Ông thường có những chuyến ghé thăm bất ngờ tới các cơ sở để xem xét việc chế biến món gà. Không chỉ kiểm tra về độ sạch, mà ông còn để ý nếu thấy nhân viên nấu không đúng công thức, ông sẽ không ngại nhắc nhở.

Với Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách. Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt, không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.

Đó cũng là lí do mà cho dù trời mưa hay tuyết rơi, Sanders cũng vẫn có mặt cùng với nhân viên trong ngày khai trương cửa hàng. Ông không chỉ muốn chào đón những khách hàng đầu tiên và quảng bá về sản phẩm, mà còn muốn có mặt ở đó và biết chắc rằng mọi thứ đều đạt được tiêu chuẩn làm ông thỏa mãn.

Không chỉ quan tâm đến món gà, Sanders còn quan tâm đến các món ăn khác. Như vợ ông từng nói: "Đôi khi chỉ một miếng bánh nướng, một món thịt hoặc rau chế biến không đúng cách, ông cũng chỉ cho họ cách làm đúng. Ông muốn nhà hàng chuyên phục vụ món gà của mình phải có được những món ăn ngon".

Sự chú ý của Sanders tới từng chi tiết đã khiến ông thu hút được số lượng khách hàng trung thành đáng kể. Họ biết rằng Sanders là đại diện cho một thương hiệu mà họ có thể tin cậy hoàn toàn.
(Theo Lanhdao)

Tâm sự của chú bé bán diêm trở thành tỷ phú

Ingvar-KampradKhi mới 5 tuổi, Ingvar Kamprad (người Thụy Điển) đã có phi vụ kinh doanh đầu tiên: bán những que diêm cho hàng xóm. Sau đó, ông bán cá, rồi những đồ trang trí trong ngày lễ Giáng sinh, hạt giống và bút bi.
Ông thành lập IKEA vào năm 17 tuổi. Hiện tại cửa hàng của IKEA có tại 34 nước trên thế giới. Ingvar Kamprad thường xuyên nằm trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Doanh thu của IKEA vào năm 2006 là 17,3 tỷ euro và có tới 90.000 nhân viên trên khắp thế giới. Dưới đây là những điều mà nhà tỷ phú muốn chia sẻ.
"Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng mình khác người ở chỗ đã bắt đầu kinh doanh từ khi còn rất nhỏ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng khi cầm trong tay những đồng tiền đầu tiên kiếm được. Khi đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút.
Đối với tôi kinh doanh là công việc rất dễ chịu. Nhưng tôi còn thấy sung sướng hơn khi trong đầu xuất hiện những ý tưởng mới và sau đó thuyết phục được người khác rằng, chúng có thể thực hiện được. Điều này giúp tôi luôn tìm những khả năng mới và nghĩ xem cái gì có thể đem lại lợi nhuận.
Tôi phải học rất lâu để biết cách hoài nghi. Bây giờ, khi đã nhiều tuổi, tôi trở nên cẩn trọng và đắn đo nhiều hơn. Nhưng đối với những người cộng sự của mình tôi tin họ 100%.
Đã từ rất lâu, tôi hiểu thấu đáo một quy tắc cũ kỹ nếu số lượng hàng tiêu thụ giảm đi 1% thì lợi nhuận sẽ giảm đi tới 10%. Vì vậy, doanh thu bán hàng đối với IKEA có ý nghĩa rất quan trọng.
Cũng vì vậy, thông tin về các chi phí trong mọi cấp độ hoạt động của công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi. Thậm chí, đến tận bây giờ, tôi vẫn còn giữ cho mình thói quen trước khi mua bất cứ một vật gì đều tự hỏi bản thân: không biết liệu mình có thể mua được chúng với giá rẻ hơn không? Vợ tôi rất dị ứng với tôi vì điều này.
Những nhà kinh tế của chúng ta thường xuyên khẳng định rằng có thể nâng cao phần trăm lợi nhuận ròng. Tôi hỏi họ: “Vậy những phần trăm đó có ý nghĩa gì?". Phần trăm nghe rất bí ẩn. Điều duy nhất mà chúng tôi quan tâm ở IKEA là: Còn bao nhiêu tiền đọng lại trong ngân quỹ sau khi thời vụ kết thúc.
Triết lý của tôi rất đơn giản, để có thể lãnh đạo được thì phải biết cặn kẽ mọi chi tiết. Tôi thường xuyên nhắc nhở mình rằng, một phi vụ mua - bán thành công nhất là khi cả người mua lẫn người bán đều không bị thiệt, cả hai phải đều có lợi.
Chúng tôi đã nghĩ ra một điều gì đó mới, và đó chính là việc bán cho những người đến cửa hàng IKEA những chiếc bánh mì nhỏ và những cốc cà phê. Và giờ đây, “phát minh" này đã đem lại lợi nhuận hơn hai tỷ krona (đơn vị tiền Thụy Ŀiển) mỗi năm. Không thể kinh doanh tốt với cái dạ dày rỗng.
“Trong công tác lãnh đạo thì điều gì là quan trọng nhất?" - mọi người hỏi tôi. Tôi trả lời rằng đó chính là tình yêu. Nếu bạn không chiếm được cảm tình của người khác thì bạn không thể bán được cái gì cả.
Nếu nói về phong cách lãnh đạo của riêng tôi, thì đôi khi tôi dân chủ quá. Thậm chí, tôi thường xuyên khoan dung một cách quá mức đối với những vi phạm.
Dân chủ là công cụ để phát triển, nhưng đôi khi cũng có thể dẫn tới sự thất bại hoàn toàn. Nếu trong công ty, tất cả mọi người liên tục đặt câu hỏi thì chúng tôi không thể đưa ra được quyết định nào cả.
Với uy tín của mình, tôi có thể nói bất cứ điều gì mà không bị bắt bẻ hoặc yêu cầu ngừng lại. Đây là vấn đề đáng nguyền rủa đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào.
Có một hung thần phía bên trong con người luôn nói với tôi rằng còn có thể làm được nhiều điều nữa... Tôi không bao giờ thỏa mãn. Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng, những điều tôi đã làm trong ngày hôm nay có thể làm được tốt hơn vào ngày mai".
(Theo Tiền Phong)

Starbucks - Rót cả tâm hồn vào đáy cốc

starbucks-logo
Starbucks là một thương hiệu nguyên mẫu theo nhiều cách. Bắt đầu từ một ý tưởng kinh doanh hoàn toàn thực tế, một quán cà phê bình dân, và chuyển thành một khái niệm trừu tượng tuyệt vời.
Scott Bedbury, Phó tổng giám đốc phụ trách marketing của Starbucks đã từng nói: “Người tiêu dung không thực sự tin là có sự khác biệt to lớn giữa các sản phẩm”. Chính vì vậy, mục tiêu của Starbucks là tạo thành một liên kết cảm tính với con người thông qua cái mà Bedbury gọi là “trải nghiêm Starbucks”, điều đã từng được nhắc đến trong một bài báo trên New York Times vào năm 1997.
Quan điểm này được Tổng giám đốc điều hành của Starbucks, ông Howard Schultz, hoàn toàn ủng hộ. “Mục tiêu là tạo thành những giá trị cộng thêm cho một sản phẩm thong thường vẫn được bán ở hành lang của các siêu thị”, ông phát biểu với tạp chí Fortune trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1998, “Starbucks không phải là một xu hướng mà là một phong cách sống”.
Thật ra khi Schultz đến với công ty có trụ sở ở Seattle vào năm 1982, quán cà phê Starbucks đầu tiên đã được thành lập bởi Gerald Baldwin, Gordon Bowker và Zer Siegl từ 11 năm trước đó; và nhiệm vụ của Howard Schultz lúc bấy giờ là hỗ trợ cho việc marketing của công ty này. Sẵn có vốn kiến thức về marketing cho nên không có gì khó hiểu khi ông này thấu hiểu và ủng hộ ý tưởng marketing của Bedbury.
Tuy nhiên, những tham vọng đầu tiên của Howard Schultz đối với Starbucks đã bị Ban quản trị của công ty này ngăn trớ. Sau khi đi thăm và tìm hiểu việc kinh doanh quán cà phê ở Ý vào năm 1986, Schultz đề nghị mở rộng việc kinh doanh với một chuỗi quán Starbucks ở Seattle nhưng đã bị từ chối. Ông lập tức rời bỏ Starbucks và tự mình mở ra một chuỗi quán cà phê tương đối thành công dưới cái tên chung II Giornale, và chính công việc này đã giúp ông gom góp đủ tiền đế có thể mua lại Starbucks vào năm 1987 với giá 4 triệu đô la, với sự hỗ trợ của một số nhà đầu tư địa phương.
Từ đó, Starbucks dần trở nên lớn mạnh từ một quán cà phê để trở thành một vương quốc cà phê. Vào đầu năm 1988, Starbucks mới chỉ có 11 quán với 100 nhân viên, nhưng đến nay họ đã có gần 3.000 quán và khoảng 40.000 nhân viên. Starbucks đã nỗ lực trơ thành cái mà Schultz gợi là “Nơi chốn thứ ba”, có nghĩa là một nơi ngoài mái ấm và chỗ làm - nơi chốn để gặp gờ bạn bè hay để có một khoảng không gian riêng tư cho chính mình.
Trong cuốn Lessons from the Top (Neff và Citrin, 1999), Howard Schultz đã từng nói về cái cảm giác mà thương hiệu của ông mang lại cho mọi người: “Trong một nhóm được ấn định trước để bàn về tính xã hội của Starbucks. Khi được chúng tôi đặt câu hỏi “Bạn nói chuyện với bao nhiêu người khi ở Starbucks?”, họ đã trả lời “Tôi không nói gì với một ai cả”.
Vì thế chúng tôi hiểu rằng đó chính là điều trải nghiệm từ Starbucks - phần nhạc du dương, bộ phim hấp dẫn, ly cà phê bốc khói lãng mạn và sự tĩnh lặng của tâm hồn”.
Starbucks chỉ là một cửa hiệu được xây bằng gạch vữa, bán một sản phẩm cụ thể (một tách cà phê) nhưng đã được chuyển thành một thứ gì đó có thể mang lại một cảm giác còn lớn mạnh hơn là chí một ly cà phê và một chỗ ngồi.
Ý tưởng này không chỉ đến từ Howard Schultz, mà còn đến từ Bedbury, người trước đó đã từng là một trong những “quân sư” trong chiến dịch quảng cáo nổi tiếng “Hãy hành động” của Nike. Trong số tháng Tám năm 1997 , Fast Company có một bài báo nhan đề “Những thương hiệu lớn hoạt động thế nào?”, Tom Peters đã yêu cầu Bedbury nói về sự tương đồng giữa Nike và Starbucks.
starbucks-coffee
Nike vực dậy sự liên hệ cảm tính sâu sắc mà con người vẫn có đối với thể thao và sự sung sức. Trong khi Starbucks, Bedbury giải thích, chúng tôi xem xét cà phê liên hệ ra sao với đời sống của con người, và đó chính là cơ hội để chúng ta vực dậy cảm tính của con người với cà phê”.
Starbucks là một thương hiệu phản hiện đại. Nó kích thích sự trải nghiệm tính cộng đồng, một điều cũng có thể gây nghiện như chất cafein trong các ly cà phê. Thương hiệu này sẽ tạo thành một môi trường thậm chí còn tốt hơn là thực tế. Sự trải nghiệm này không phải được tạo nên bởi thế giới quảng cáo hai chiều (Starbucks chi gần 10 triệu đô la cho việc quảng cáo trong suốt những năm 1990) mà là bởi thế giới ba chiều của chính các quán cà phê. Bước vào Starbucks, bạn sẽ trải nghiệm một cảm giác đa chiều với không khí thân hữu của mẫu biểu tượng màu xanh lá, thưởng thức hương vị cà phê với ly cà phê ấm nóng trong tay trong nền nhạc nhẹ nhàng. Mọi khía cạnh đều được suy xét thấu đáo và được sao chép giống hệt như nhau ở khắp các quán Starbucks trên toàn thế giới.
Thay vì dội bom người tiêu dùng với sự tràn ngập của những chiến dịch quảng cáo muôn màu muôn vẻ, chiến lược của Starbucks là nhắm vào những khu vực nhất định và nỗ lực mở ra thật nhiều quán Starbucks như có thể. Chiến lược ngập tràn này đã bị chỉ trích nặng nề bởi những ai chống đối sự toàn cầu hóa, chẳng hạn như Naomi Klein đã viết trong cuốn No Logo:
Cơ cấu mở rộng nhanh đến mức chóng mặt của Starbucks trong suốt 13 năm qua có nhiều điểm tương đồng với kế hoạch thống trị thế giới của Wal-Mart, nhiều hơn là những gì mà các giám đốc thương hiệu của chuỗi quán cà phê bình dân này thừa nhận. Thay vì mở một cửa hiệu khổng lồ ở ngoại vi thành phố, Starbucks lại mở một loạt quán ngay trong những khu vực nội ô vốn đã đầy nghẹt các quán cà phê đủ loại. Chiến thuật này phụ thuộc nhiều vào việc tiết giảm chi phí bằng cách mua hàng số lượng nhiều với giá sỉ giống như Wal-Mart và cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các đối thủ cạnh tranh.
Nhưng dù sao thì chiến lược tràn ngập thị trường này của Starbucks không chỉ đơn thuần là tiêu diệt sự cạnh tranh – mặc dù đó có thể một phần là như thế. Với một thương hiệu như Starbucks, để trở thành một nơi chốn thứ ba của con người hay một điểm hẹn mặc nhiên thì họ cần phải trở thành một phần của đời sống xã hội”.
Coca-cola đã nỗ lực đế có mặt khắp mọi nơi thông qua sự kết hợp giữa quảng cáo tràn ngập và phân phối rộng khắp. Với Starbucks, các cửa hàng của họ chính là hệ thống phân phối. Họ cũng đang tự quảng cáo chính mình: việc mở ra thật nhiều quán trong một khu vực nhất định cũng có tác động như một phương cách quảng cáo tràn ngập trên một số phương tiện truyền thông mục tiêu nào đó. Để được biết đến rộng rãi như Coca-cola (có thể được bán ở bất kỳ nơi nào), Starbucks cũng phải có mặt ở khắp nơi, trở thành một phần trong bức tranh chung về cuộc sống và một phần trong nhận thức của con người. Đương nhiên, mọi việc đều có mặt tiêu cực của nó. Sự tràn ngập này có thế dẫn đến việc nuốt chửng lẫn nhau của chính các quán Starbucks trong cùng khu vực, nhưng các nhà quản lý của Starbucks tin rằng họ có thể điều phối việc nuốt sống lẫn nhau này chính bằng doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng từ việc đầu tư những quán Starbucks mới.
Vì vậy chiến lược này đã làm tăng trưởng nhận thức về thương hiệu và tổng doanh số, mặc dù cũng làm yếu đi một số quán Starbucks khác. Schultz đã nhìn thấy toàn cảnh lớn hơn nữa với việc mở rộng ra đến những khu vực mới trên khắp thế giới. Đó là một chiến lược có vẻ mâu thuẫn, nhưng chắc chắn cũng là một chiến lược có hiệu quả.

Những bí quyết Thành công:

  • Cảm xúc. Bộ não marketing của Starbucks, Scott Bedbury, tin rằng thương hiệu tìm cách “đi cùng với những hoạt động lớn nhất để liên hệ với tâm hồn của con người”. Việc này nghe có vẻ quái lạ, nhưng sự nhấn mạnh của Starbucks vào việc xây dựng những mối liên hệ cảm tính chắc chắn là một trong những nguyên do khiến cho nó trở thành một trong những thương hiệu mở rộng nhanh nhất toàn cầu.
  • Bản sao. Mọi quán Starbucks đều hoạt động theo cùng một công thức, việc này không những giúp cho khách hàng biết rõ mình sẽ được những gì mà còn giúp củng cố tính cách thương hiệu trong tâm trí của công chúng.
  • Tính cộng đồng. Thương hiệu Starbucks luôn làm nối bật tính cộng đồng. Đây chính là giá trị cộng thêm cho những tách cà phê. Chính quan niệm này đã định nghĩa thương hiệu cũng nhiều như chính sản phẩm nhắm đến. Như Bedbury đã nhận xét: “Người tiêu dung thường không thật sự tin là có một khác biệt rõ rang giữa các sản phẩm”.
-Trích cuốn "Brand Royalty - Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng đầu thế giới" do Công ty First News phát hành-
(Phương Trinh - vnBrand)

Walt Disney và chuyện cổ tích vẽ từ niềm đam mê


Walt-Disney
Đối với Walter Elias Disney - "cỗ máy sản xuất ra các ý tưởng", thành công là phải theo đuổi đến cùng niềm đam mê lớn nhất trong đời, "luôn luôn tìm thú vị khi làm những việc tưởng chừng không thể" và "bạn sẽ khám phá ra điều gì đó khi bạn không làm vì tiền".
Hành trình theo đuổi niềm đam mêTuổi thơ êm đềm của cậu bé Walt Disney trôi qua tại một trang trại ở Marceline, bang Missouri, bên cạnh bốn người anh chị của mình.
Những khám phá về một thế giới bên trong trang trại đã trở thành khởi nguồn cho một niềm say mê kỳ lạ của Disney: đó là vẽ. Cậu bé lưu giữ tất cả những hình ảnh đó bằng nét vẽ. Cậu miệt mài vẽ và vẽ tất cả những gì có thể. Và bằng những mẩu than đá, cậu bé sáng tạo nên một thế giới diệu kỳ của riêng cậu trên mọi chất liệu. Trên những mẩu giấy vệ sinh, cậu vẽ nên những tác phẩm đầu đời...
Năm Disney lên bảy, cậu đã biết kiếm những đồng tiền đầu tiên từ chính niềm đam mê của mình. Một bác sĩ nghỉ hưu sống gần nhà Disney đã trả tiền để cậu vẽ tranh về con ngựa của ông ta. Nhưng cũng vì quá ham mê vẽ tranh nên cậu bé bỏ bê luôn cả việc học. Bố mẹ cậu không hài lòng chút nào về việc này. Họ đã cất hết đồ vẽ của cậu, và cậu chỉ được phép vẽ tiếp khi nào chăm chỉ đi học trở lại.
Với Walt Disney, quãng thời gian thơ ấu đó là những năm tháng đẹp nhất trong đời...Những tháng ngày bình yên ở trang trại sớm kết thúc vào năm Disney tròn tám tuổi. Bố của cậu bị bệnh thương hàn và không thể làm việc được nữa. Trang trại phải bán đi và gia đình Disney chuyển đến thành phố Kansas. Ở đó, niềm say mê với cây bút vẽ bị gác lại vì cậu phải kiếm tiền. Cậu phải thức giấc vào lúc 3 giờ sáng để rao báo trên các khu phố.
Tuổi thơ êm đềm của cậu bé trôi qua tại Marceline, bang Missouri, bên cạnh bốn người anh chị của mình.Những khám phá về một thế giới bên trong trang trại đã trở thành khởi nguồn cho một niềm say mê kỳ lạ của Disney: đó là vẽ. Cậu bé lưu giữ tất cả những hình ảnh đó bằng nét vẽ. Cậu miệt mài vẽ và vẽ tất cả những gì có thể. Và bằng những mẩu than đá, cậu bé sáng tạo nên một thế giới diệu kỳ của riêng cậu trên mọi chất liệu. Trên những mẩu giấy vệ sinh, cậu vẽ nên những tác phẩm đầu đời...Năm Disney lên bảy, cậu đã biết kiếm những đồng tiền đầu tiên từ chính niềm đam mê của mình. Một bác sĩ nghỉ hưu sống gần nhà Disney đã trả tiền để cậu vẽ tranh về con ngựa của ông ta. Nhưng cũng vì quá ham mê vẽ tranh nên cậu bé bỏ bê luôn cả việc học. Bố mẹ cậu không hài lòng chút nào về việc này. Họ đã cất hết đồ vẽ của cậu, và cậu chỉ được phép vẽ tiếp khi nào chăm chỉ đi học trở lại.
Disney-Characters
Năm Disney lên bảy, cậu đã biết kiếm những đồng tiền đầu tiên từ chính niềm đam mê của mình. Một bác sĩ nghỉ hưu sống gần nhà Disney đã trả tiền để cậu vẽ tranh về con ngựa của ông ta. Nhưng cũng vì quá ham mê vẽ tranh nên cậu bé bỏ bê luôn cả việc học. Bố mẹ cậu không hài lòng chút nào về việc này. Họ đã cất hết đồ vẽ của cậu, và cậu chỉ được phép vẽ tiếp khi nào chăm chỉ đi học trở lại.
Trong ý nghĩ của các thầy cô giáo, Disney chỉ là một cậu học trò trung bình, với thiên hướng là làm cho mọi thứ nguệch ngoạc hơn là biết vâng lời. 15 tuổi, cậu nhận việc làm thêm vào dịp hè ở nhà ga Santa, bán các thứ lặt vặt cho khách. Nhưng rồi, Disney lại thấy thích thú với những chuyến ngao du trên tàu hơn là việc bán hàng. Lên trung học, cậu dành phần lớn thời gian để vẽ tranh cho báo trường và không mấy để tâm tới các môn học khác. Hầu hết khoảng thời gian buổi tối của cậu đều dành cho lớp học ở Viện nghệ thuật Chicago.
16 tuổi, Disney rời trường học để gia nhập quân đội, nhưng vì quá nhỏ nên cậu bị từ chối. Sau đó, cậu quyết định làm giả mạo giấy khai sinh và tham gia Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ, nhưng thời điểm cậu hoàn thành xong khóa đào tạo thì cũng là lúc chiến tranh kết thúc. Disney quyết định ở lại Pháp và làm lái xe cứu thương. Không giống như những chiếc xe cứu thương khác, chiếc xe của Disney được trang hoàng bằng rất nhiều tranh cổ động do cậu sáng tạo. Sau hai năm bôn ba và trải nghiệm cuộc sống một mình tại châu Âu, chàng trai trẻ Disney chợt nhận ra một điều vô cùng quan trọng. Và cậu đưa ra một quyết định rất nghiêm túc: trở về Mỹ.
Về Mỹ, Disney chạy thật nhanh về nhà gặp cả gia đình. Hứng khởi và đầy hồi hộp, cậu muốn chia sẻ với họ niềm đam mê mà bấy lâu hằng tìm kiếm. Cậu nói với cả nhà rằng: "Con sẽ trở thành một họa sĩ hoạt hình!". Tràn ngập trong hạnh phúc của niềm đam mê nghệ thuật chân chính, chàng họa sĩ trẻ Walt Disney chờ đợi những lời ủng hộ thốt lên, những cái ôm xiết chặt và những nụ cười rạng rỡ. Nhưng, thông điệp mà cậu nhận được là một cái lắc đầu của bố...
Không chịu bỏ cuộc, với sự hỗ trợ của anh Roy, Disney đã tìm được việc in các tấm quảng cáo ở Phòng Mỹ thuật Pesemen - Rubin. Tại đây, Disney tiếp tục thử nghiệm thể loại hoạt hình. Disney nhanh chóng bị cuốn vào khả năng có thể làm ra phim hoạt hình. Lúc này, Disney vô cùng thỏa chí khi tìm được điều mình thực sự thích thú. Và Disney bắt đầu nghĩ đến việc sinh lợi...
Vẽ ý tưởng thành lợi nhuận
chan-dung-Walt-Disney-va-nhan-vat-chuot-Mickey
Trong lúc làm việc ở Phòng Mỹ thuật Pesemen-Rubin, Disney đã gặp Ubbe Iwwerks - một người vẽ tranh biếm họa. Hai người trở thành bạn thân. Họ chia sẻ ý tưởng, niềm đam mê và quyết định cùng nhau lập ra công ty đầu tiên có tên là Iwerks-Disney Commercial Artists. Nhưng, những kỳ vọng của hai người đã bị dập tắt chỉ sau một tháng công ty hoạt động. Có quá ít khách hàng tìm tới họ. Cả hai đến làm việc ở hãng quảng cáo thành phố Kansas - nơi họ tiếp tục thử nghiệm phim hoạt hình với các kỹ thuật khác nhau. Sau 2 năm, Disney vẫn chưa tìm hài lòng, ông bỏ việc để mở công ty thứ hai.
Công ty thứ hai mà Disney thành lập có tên là Hãng phim Laugh-O-Gram, chuyên sản xuất những phim hoạt hình ngắn dựa trên các câu chuyện của trẻ em. Các phim của Disney thu được thành công ở Kansas, nhưng ở nơi khác thì lại không thu được nhiều lợi nhuận. Trong khi đó, việc duy trì các bộ phim lại ngốn rất nhiều tiền. Alice ở xứ sở thần tiên có thể là câu chuyện ngắn cuối cùng trước khi công ty này phá sản vào năm 1923.
Vẫn cương quyết theo đuổi niềm đam mê của mình, Disney bán máy quay và mua vé tàu một chiều tới Los Angeles, California. Ông nộp đơn khắp nơi để xin làm đạo diễn phim nhưng các hãng phim đều cự tuyệt.
Disney quyết định quay trở lại với phim hoạt hình.Ông gửi một bản copy của vở Alice ở xứ sở diệu kỳ tới một nhà phân phối ở New York, vì có người muốn hợp tác với Disney. Sau khi thuyết phục người anh trai giúp mình về tài chính và thuyết phục Iwwerks chuyển đến California, họ chính thức thành lập xưởng phim Anh em nhà Disney. Ông cũng thuê một họa sĩ có tên là Lillian Bounds - người sau này trở thành vợ của ông.
Sau 4 năm thành công khiêm tốn, loạt hài kịch Alice kết thúc. Hãng Universal Pictures ủy quyền cho Disney với loạt phim mới có tên gọi "Chú chuột may mắn Oswald". Loạt phim này đã mang lại thành công cho hãng và tiếp tục được xưởng Disney mở rộng quy mô. Nhưng sau một tranh cãi với nhà phân phối, Disney mất hết quyền hành với Oswald cũng như với hầu hết nhân viên.
Walt Disney vẫn không chịu bỏ cuộc, lúc nào trong đầu ông cũng đầy ắp ý tưởng. Ông hiểu rõ, trên phương diện hội họa mình thua xa các họa sĩ làm việc tại xưởng phim. Ông phác thảo sơ lược ý tưởng, rồi mô tả chi tiết bằng lời về nhân vật hoạt hình mà ông muốn thể hiện, từ đó các họa sĩ dưới quyền sẽ định hình.
Thành công không phụ những nỗ lực sáng tạo không ngừng của Disney. Năm 1928, Disney bật lên thành công rực rỡ với sự sáng tạo nổi tiếng nhất trong nghề nghiệp của mình: chuột Mickey. Chuột Mickey xuất hiện lần đầu tiên ở Steamboat Willie - vở hoạt hình khớp âm thanh đầu tiên trên thế giới. Ngay từ khi ra đời, chuột Mickey đã được Disney trao cho một sứ mệnh đặc biệt: "Tất cả những gì chúng tôi muốn và mong đợi ở cậu ấy là mọi người sẽ cười khúc khích với cậu và cười khi thấy cậu ta. Chúng tôi không muốn đặt Mickey thành biểu tượng nào cho xã hội. Chúng tôi không làm cậu ta trở thành người phát ngôn cho sự thất bại hay cho sự mỉa mai thô lỗ. Mickey chỉ đơn giản là một nhân vật nhỏ được giao nhiệm vụ mang đến tiếng cười”.
Trong khi chuộc Mickey làm mưa làm gió trên thị trường thì Disney tiếp tục cho ra đời loạt phim Silly Symphonies. Do không hài lòng với việc chia sẻ lợi nhuận, Disney ký hợp đồng phân phối mới với hãng Columbia Pictures. Sau đó, Iwwerk bỏ Disney để thành lập phòng chiếu riêng và Disney bắt buộc phải thay thế ông bằng nhiều nhà sản xuất phim khác. Thành công của Disney với chuột Mickey được trao giải thưởng Hàn lâm năm 1932.
Mickey-Mouse
Danh sách các nhân vật hoạt hình như vịt Donald, Goofy và các nhân vật khác trong loạt phim, đã mang lại thành công lớn. Nhưng Disney vẫn chưa dừng lại, ông tiếp tục chinh phục lĩnh vực phim hoạt hình. Năm 1934, mặc dù cả gia đình và đồng nghiệp đều can ngăn, Disney vẫn theo đuổi việc sản xuất bộ phim dài tập về nàng Bạch Tuyết. Những khoản thu khổng lồ đã chứng minh rằng Disney hoàn toàn đúng. Sau 2 năm và với khoản tiền lớn từ ngân hàng Mỹ, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vươn lên đứng đầu, trở thành bộ phim hoạt hình thành công nhất năm 1938, và thu được số tiền tương đương 98 triệu đô ngày nay.
Xưởng phim Disney tiếp tục bành trướng, cho ra một loạt tác phẩm hoạt hình kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi và Chú voi biết bay Dumbo. Trong suốt chiến tranh thế giới lần II, hãng cũng được phép sản xuất phim cho quân đội. Cho đến tận cuối những năm 1940, xưởng phim lại gây nên chấn động với những phim động như Hai vạn dặm dưới đáy biển và Bẫy phụ huynh.
Không dừng lại ở những bộ phim cổ tích về thế giới chỉ trong tưởng tượng, Disney quyết tâm xây dựng nên một thế giới cổ tích thật sự hiện hữu. "Tại sao lại không thể?" - Disney chợt nghĩ khi đi thăm công viên trẻ em ở Oakland, California. Và ông nghĩ tới một vùng đất trong theo đúng trí tưởng tượng của Disney, với tên gọi Disneyland.
5 năm sau, Disney thành lập Hãng WED để xây dựng công viên ở Anaheim và khai trương vào 18/07/1955. Nhưng công viên đó vẫn chưa làm Disney thật sự thỏa mãn. Tới năm 1964, Disney quyết định tạo ra thế giới Disney, một phiên bản giống như vậy nhưng rộng hơn xứ sở Disney ở Florida. Disneyland đã trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Disney đã làm được một điều thần kỳ, đó là hiện thực hóa các câu chuyện cổ tích.
Hiện nay, Disneyland trở thành thiên đường cho không chỉ trẻ em, mà còn với cả người lớn. Còn với riêng cá nhân Walt Disney, Disneyland cũng là một thiên đường mà ở đó, ông đã thỏa mãn được niềm đam mê hoạt hình, và biến nó thành rất nhiều kho vàng
(Nguyễn Trường -
Theo Lanhdao)